Hiện nay ở nước ta có hơn 90% trường hợp gặp vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…trong số đó, căn bệnh chủ yếu mắc phải đó là sâu răng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới vấn đề này là do chúng ta vệ sinh răng miệng chưa đúng cách sau khi ăn. Tìm hiểu cùng Phú Thương trong bài viết dưới đây nhé!

Sau khi ăn có nên vệ sinh răng miệng ngay không?

Đánh răng 2 ngày một lần vào buổi sáng tối sẽ giúp bảo vệ răng miệng tốt nhất. Ngoài đánh răng thì vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau ăn bằng nước súc miệng, chỉ nha khoa cũng là điều rất cần thiết. Việc này sẽ giúp loại bỏ các thức ăn thừa trong kẽ răng, giúp hơi thở thơm mát hơn.

Tuy nhiên có rất nhiều người đánh răng ngay sau khi ăn vì họ nghĩ như vậy là làm sạch được răng. Điều này vô tình đã khiến cách vệ sinh gây hại cho răng miệng, thậm chí là hư hại men răng.

Trong thức ăn có nhiều loại thực phẩm chứa axit, tác động tạm thời và làm yếu men răng. Khi đánh răng, bàn chải vô tình cọ xát vào lớp men răng dẫn tới hỏng men răng. Mà men răng là lớp ngoài cùng che phủ, tạo nên lớp vỏ bên ngoài bảo vệ cho răng. Dưới tác động của việc đánh răng ngay sau ăn lâu dần đã làm men răng lộ lớp ngà bên dưới, bào mòn và suy yếu.

Thời gian thích hợp nhất để vệ sinh răng miệng là ít nhất 30 phút sau ăn. Sau khoảng thời gian này, nước bọt được tiết ra đủ để trung hòa lượng axit, giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn có thể sử dụng bàn chải, nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn thừa trong răng, giúp răng trắng sạch, hơi thở thơm tho hơn.

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn chuẩn nha khoa

Đánh răng

Đánh răng sau ăn ít nhất 30 phút là việc nên làm nhất. Việc đánh răng sẽ loại bỏ hết thức ăn thừa ở các kẽ răng nhỏ nhất, loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng từ đó hạn chế các vi khuẩn gây sâu răng.

Hướng dẫn đánh răng đúng cách:

  • Đầu tiên là súc miệng bằng nước để làm sạch miệng.
  • Rửa bàn chải trước khi đánh, sau đó lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ.
  • Đặt bàn chải nằm ngang hoặc nghiêng khoảng 45 độ, lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh răng từ mặt ngoài, bao gồm các răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Chải răng nhẹ nhàng với 2 – 3 răng theo chiều dọc từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Có thể xoay tròn bàn chải từ 5 – 10 lần để lông bàn chải có thể chui vào từng kẽ răng,lấy được hết thức ăn bám vào răng. Không nên đánh răng theo chiều ngang vì như thế rất dễ bào mòn men răng.
  • Đánh răng đủ mặt trong và mặt ngoài, hàm trên và hàm dưới.
  • Cuối cùng là súc miệng bằng nước.

Bên cạnh đó nên đánh răng không quá 2 phút kết hợp sử dụng lông bàn chải đánh răng có chất liệu mềm mại và kem đánh răng thích hợp. Các kem đánh răng có chứa fluoride được ưu tiên hàng đầu bởi tính chất chống lại vi khuẩn, cung cấp canxi cho răng chắc khỏe, bảo vệ răng bền vững hơn.

Dùng nước súc miệng

Bên cạnh việc đánh răng thì dùng nước súc miệng rất tốt cho sức khỏe của răng miệng.

  • Loại bỏ các vi khuẩn gây mùi hôi, sâu răng mà đánh răng không thể loại bỏ hết.
  • Trung hòa, giảm lượng axit cho răng.
  • Thêm các khoáng hóa cho răng.
  • Ngoài vệ sinh răng thì nước súc miệng còn vệ sinh rất tốt cho lợi, giảm thiểu các vấn đề nha chu.

Dùng nước súc miệng là một biện pháp khá an toàn, có thể dùng ngay sau khi ăn mà không lo hại như dùng bàn chải. Sử dụng nước súc miệng vừa nhanh vừa phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Dùng chỉ nha khoa

Một thói quen rất có hại của mọi người là sử dụng tăm để xỉa răng sau ăn. Xỉa răng có thể giúp loại bỏ cặn thức ăn thừa ở răng nhưng đầu tăm to sẽ khiến các kẽ răng thưa hơn từ đó thức ăn dễ mắc lại ở các kẽ hơn. Cách phù hợp nhất để bỏ thức ăn mắc trong miệng là dùng chỉ nha khoa.

Chỉ nha khoa sẽ nhẹ nhàng lấy những mẩu thức ăn còn sót trong kẽ răng mà không làm tổn thương nướu và răng. Nếu kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ giảm đáng kể.

Chỉ nha khoa được khuyên dùng thay cho tăm

Vệ sinh lưỡi

Một vị trí trong khoang miệng rất hay bị bỏ qua đó là lưỡi. Vi khuẩn không chỉ tích tụ trên răng mà còn tích tụ rất nhiều ở lưỡi. Điều này làm vi khuẩn có thể hòa trong nước bọt rồi di chuyển sang răng lợi gây ra mùi hôi và có thể dẫn đến nguy cơ sâu răng.

Vì vậy mỗi ngày khi đánh răng nên đồng thời chải cả mặt trên lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên biệt.

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ

Tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ mỗi năm rất lớn. Nguyên nhân do trẻ chưa biết cách vệ sinh và bố mẹ chưa thực sự để ý tới vấn đề răng miệng của chúng.